Hàng năm, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) lựa chọn các vấn đề như định hướng, biện pháp bảo vệ môi trường cho Ngày Môi trường thế giới nhằm kêu gọi các quốc gia và tổ chức toàn cầu cùng nhau nỗ lực bảo vệ môi trường. Năm nay, UNEP lựa chọn chủ đề "Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá" cho Ngày Môi trường thế giới (05/6).
Hạn hán và sa mạc hoá là hai vấn đề môi trường gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với con người và môi trường trên toàn cầu. Theo nghiên cứu của FAO, hạn hán và sa mạc hoá là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đói nghèo và thiếu lương thực. Ngoài ra, sa mạc hoá cũng có thể gây ra sự suy giảm về đa dạng sinh học, dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hạn hán và sa mạc hoá là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về sức khỏe: sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm (sốt rét và HIV/AIDS), bệnh phổi và bệnh da (do tiếp xúc với bụi và cát). Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, hạn hán và sa mạc hoá có thể gây ra sự suy giảm về GDP của các nước bị ảnh hưởng lên đến 10%, suy giảm về giá trị của đất đai và tài nguyên thiên nhiên. Để giải quyết các vấn đề này, cần phải có các biện pháp mạnh mẽ để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động con người. Các giải pháp phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa: Áp dụng các phương pháp nông nghiệp bền vững, canh tác thông minh với khí hậu. Bảo vệ các vùng đất và hệ sinh thái; khôi phục các hệ sinh thái bị suy thoái: như trồng rừng, phục hồi đất và thảm thực vật. Đầu tư vào các công nghệ mới, tiết kiệm nước, tái sử dụng nước để tăng cường an ninh nguồn nước.
“Hành tinh của chúng ta, trách nhiệm của chúng ta! Hãy hành động ngay bây giờ cho một tương lai bền vững.”
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2024, cán bộ CNVC, người lao động, người học tại trường Đại học Y – Dược, nhà cái uy tín 789 hãy nghiêm chỉnh thực hiện và tuyên truyền các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Tuyên truyền thực hiện Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Chỉ thị số 13/CTTTg ngày 02 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định. Mỗi một cán bộ CNVC, người lao động, người học tại trường Đại học Y – Dược, nhà cái uy tín 789 chủ động giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tại nơi làm việc và gia đình, tích cực trồng cây xanh, sử dụng nước một cách tiết kiệm nhằm chung tay bảo vệ môi trường.