Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc. Những triệu chứng này có liên quan với sự biến đổi của luồng không khí thở ra, nghĩa là khó khăn khi thở ra do co thắt phế quản (hẹp đường thở), dày thành đường dẫn khí, và tăng chất nhầy. Sự thay đổi dòng khí thở ra cũng có thể xảy ra ở những người không bị hen, nhưng nặng hơn trong bệnh.

nhà cái uy tín 789

Theo báo cáo của Tổ chức Chiến lược toàn cầu về Hen phế quản (GINA) năm 2018, ước tính thế giới có khoảng 339 triệu người mắc bệnh. Bên cạnh đó, có đến 500.000 ca nhập viện hàng năm có nguyên nhân do hen phế quản, trong đó có tới 34,6% ở những người có độ tuổi dưới 18 tuổi. Mỗi ngày có khoảng 1.000 người tử vong vì bệnh hen và số người bệnh mắc hen phế quản có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt ở trẻ em.

Chẩn đoán trẻ bị hen phế quản dựa vào đâu?

Chẩn đoán hen ở trẻ > 5 tuổi theo Tổ chức Chiến lược toàn cầu về hen phế quản (GINA). Dựa vào triệu chứng và tiền sử của trẻ:

• Có cảm giác nặng ngực tái đi tái lại.

• Ho dai dẳng, cơn ho kéo dài và nặng hơn về đêm.

• Khò khè khi thở ra.

• Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp với biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho,…

• Trẻ tiếp xúc với các loại khói bụi, đặc biệt là các loại khói bếp than ở các khu tập thể hiện nay. Các loại khói thuốc lá, thuốc lào ở các gia đình có bố, mẹ hoặc ông bà hút thuốc lá, thuốc lào. Các loại bụi, đặc biệt là bụi nhà từ các chăn, nệm, thảm len trải sàn nhà.

Chẩn đoán hen ở trẻ < 5 tuổi: Chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi rất khó phân biệt . Triệu chứng chủ yếu để chẩn đoán là khò khè tái đi tái lại hay khò khè dai dẳng.

• Khò khè tái đi tái lại nhiều hơn 1 tháng

• Ho hay khò khè xuất hiện sau các hoạt động gắng sức

• Ho về đêm mà không có biểu hiện nhiễm virus hô hấp

• Khò khè thay đổi theo mùa

• Khò khè không dứt sau khi trẻ 3 tuổi

• Tiền sử gia đình có người mắc hen

Phân biệt hen với viêm phế quản

Hen phế quản ở trẻ và viêm phế quản đều dẫn đến tình trạng các ống phế quản bị viêm, gây ho, khó thở, tức ngực và có tiếng khò khè khi thở.

Sự khác biệt chính giữa hen phế quản và viêm phế quản là nguyên nhân gây bệnh. Hen phế quản là một bệnh mãn tính của đường thở, viêm phế quản là một dạng nhiễm trùng ở các phế quản do vi trùng, virus.

Hen phế quản là căn bệnh mãn tính, các triệu chứng lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Trong khi đa phần các trường hợp viêm phế quản đều là một tiến trình cấp tính, hầu hết đều có thể phục hồi sau 5-10 ngày.

Tuy không thể chữa khỏi hẳn, bệnh hen hoàn toàn có thể dự phòng và kiểm soát nếu được phát hiện sớm và kiểm soát tốt. Nhưng trên thực tế, việc tuân thủ điều trị cũng như phòng tránh hen cho trẻ hiện nay lại chưa được các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức. Không khí lạnh và khô làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của hen trong mùa đông. Việc phòng ngừa hen phế quản cho trẻ, cần:

Tránh xa các dị nguyên: Là những chất có bản chất kháng nguyên hoặc không có bản chất háng nguyên nhưng khi vào cơ thể lại có khả năng kích thích cơ thể sinh ra kháng thể và xảy ra phản ứng dị ứng.

Dị nguyên bụi nhà: Thành phần của bụi nhà gồm xác côn trùng, nấm mốc, chất thải của người, các hợp chất hữu cơ, con mạt bụi nhà... trong đó mạt bụi nhà là tác nhân chính. Hiện nay đã phát hiện ra hơn 130 loài mạt bụi nhà, chúng thuộc ngành tiết túc, lớp nhện.

Lông súc vật: Các loại lông súc vật đều có khả năng gây hen, trong đó lông mèo có khả năng gây hen mạnh nhất. Dị nguyên từ lông mèo có kích thước rất nhỏ 3 – 4 µm nên tồn tại rất lâu trong không khí và dễ lọt vào trong phế nang người. Nếu nhà bạn có trẻ em, đừng nên nuôi chó, mèo; hoặc nếu nuôi, hãy cách ly chúng khỏi trẻ để hạn chế những nguy cơ do chúng gây ra.

Bên cạnh đó, nên tránh các yếu tố gây kích thích khác như bụi, phấn hoa, hóa chất, các mùi hương quá hắc hoặc thơm nồng...

Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường: Không khí ngày càng trở nên ô nhiễm và độc hại là nguyên nhân hen phế quản gia tăng. Vì vậy một biện pháp an toàn, dễ dàng sử dụng và không tốn kém được khuyên dùng đó là luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường.

Giữ ấm cơ thể: Tác nhân dễ khiến trẻ mắc phải những đợt hen phế quản cấp và các bệnh đường hô hấp khác chính là không khí lạnh. Chính vì vậy mỗi khi thời tiết giao mùa hoặc trở rét bạn nên giữ ấm cơ thể cho trẻ.

Kiêng ăn các loại thực phẩm gây dị ứng: Đối với bệnh hen phế quản cũng như các bệnh lý khác, một số nhóm thực phẩm không được khuyên dùng cho người bệnh vì có thể xảy ra các phản ứng hóa học bất lợi khi tương tác với thuốc hoặc các tác nhân gây bệnh khác. Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, cá, sữa, nhộng... là những dị nguyên chính gây nên phản ứng dị ứng. Ngoài ra còn phải kể đến các chất bảo quản, chất nhuộm màu thực phẩm.

Tránh xa khói thuốc: Thuốc lá có rất nhiều chất độc hại và gây ảnh hưởng đến người trực tiếp hút và người không may hít phải khói thuốc. Một số hóa chất trong khói thuốc gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, vì vậy cơn hen có thể tái phát và trở nặng hơn.

nhà cái uy tín 789

Thừa cân, béo phì: Chất trung gian hóa học như leptons đã có ảnh hưởng đến chức năng của đường dẫn khí và làm hen có thể phát triển ở những người bệnh thừa cân, béo phì.

Gắng sức: Gần đây hen do gắng sức được giải thích do sự mất nước từ niêm mạc phế quản làm tăng áp lực thẩm thẩu của lớp lót đường dẫn khí giải phóng các chất trung gian hóa học gây co thắt phế quản.

Thận trọng khi dùng thuốc: Nguyên tắc khi dùng thuốc để điều trị đối với bất kỳ một bệnh lý nào cũng là tuân thủ đúng phác đồ mà bác sĩ đã đặt ra cho người bệnh. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và sử dụng sai thời gian cũng như liều dùng, nhằm tránh các hậu quả và biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra đối với sức khỏe và tính mạng của người dùng.

Tiêm phòng cúm cho trẻ trên 06 tháng tuổi: Tiêm vaccine phòng cúm cho trẻ làm giảm số lần nhiễm khuẩn hô hấp cho trẻ, làm giảm tình trạng nặng của bệnh.

Ngày nay, quá trình đô thị hóa, quá trình biến đổi khí hậu... làm cho tần suất hen ở trẻ càng ngày càng cao. Phòng bệnh giữ vai trò quan trọng, trong đó nền tảng từ gia đình là yếu tố quyết định. Hãy là những bậc cha mẹ thông thái, giúp trẻ có sức khỏe tốt, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ.