Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010 và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; 

Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

Thực hiện Quyết định số 3189/QĐ-ĐHTN ngày 31/12/2015 về việc ban hành quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, viên chức và người lao động trong nhà cái uy tín 789 ;

Nhà trường hướng dẫn các đơn vị nội dung, quy trình đánh giá viên chức, người lao động năm học 2015-2016 như sau:

1. Mục đích đánh giá viên chức, người lao động

Xác định rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác và phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với viên chức, người lao động.

Kết quả đánh giá, phân loại viên chức, người lao động là căn cứ để xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và xét danh hiệu thi đua năm học 2015 - 2016.

2. Nguyên tắc đánh giá viên chức, người lao động

- Bảo đảm đúng thẩm quyền: viên chức, người lao động do người đứng đầu đơn vị đánh giá. Người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của viên chức, người lao động.

- Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.

- Việc đánh giá, phân loại viên chức quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.

- Trường hợp viên chức, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.

3. Yêu cầu đánh giá viên chức, người lao động

- Đánh giá viên chức, người lao động là một nội dung quan trọng của công tác quản lý, nên khi tiến hành đánh giá phải đảm bảo khách quan, phản ánh đúng đắn năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức.

- Đánh giá viên chức, người lao động phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm cho các kết luận về viên chức, người lao động được đánh giá là đúng và chính xác.

- Bản thân viên chức, người lao động được trình bày ý kiến của mình về kết luận đánh giá.

4. Thời điểm đánh giá, phân loại viên chức, người lao động

- Việc đánh giá, phân loại viên chức, người lao động phải được thực hiện trước ngày 20 tháng 6  năm 2016.

5. Nội dung đánh giá viên chức, người lao động

5.1. Nội dung đánh giá viên chức:

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

- Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

- Việc thực hiện nghĩa vụ khác của viên chức.

5.2. Đối với viên chức quản lý: ngoài các nội dung như đánh giá viên chức phải đánh giá thêm các nội dung sau:

- Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

- Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

5.3. Nội dung đánh giá người lao động:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

- Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

- Tinh thần trách nhiệm trong công việc;

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

 

 

6. Quy trình đánh giá, phân loại viên chức, người lao động

6.1. Đối với viên chức giữ chức vụ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Trưởng khoa, Phó trưởng khoa, Trưởng bộ môn, Phó trưởng bộ môn các đơn vị trong toàn trường)

- Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao.

- Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

+ Đối với các khoa chuyên môn, thành phần tham dự là đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và Trưởng, phó bộ môn thuộc khoa.

- Cấp ủy đảng cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về viên chức được đánh giá, phân loại.

- Người đứng đầu đơn vị cấp trên trực tiếp tham khảo các ý kiến tham gia tại cuộc họp, quyết định đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu.

Người đứng đầu đơn vị tham khảo các ý kiến tham gia tại cuộc họp, quyết định đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình.

- Người đứng đầu đơn vị thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho viên chức.

6.2. Đối với viên chức, người lao động không giữ chức vụ quản lý

- Viên chức, người lao động làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao.

- Viên chức, người lao động trình bày báo cáo tự đánh giá tại cuộc họp của cơ quan, đơn vị để mọi người đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

- Người đứng đầu đơn vị tham khảo ý kiến tham gia tại cuộc họp, quyết định đánh giá, phân loại viên chức; chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại viên chức.

7.  Tiêu chí đánh giá phân loại viên chức, người lao động

7.1. Mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

a) Viên chức, người lao động không giữ chức vụ quản lý: phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:

- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

- Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

- Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

- Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

b) Viên chức quản lý: ngoài các tiêu chí giống như viên chức, người lao động không giữ chức vụ quản lý phải đạt thêm các tiêu chí sau:

- Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;

- Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

- Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả.

7.2. Mức hoàn thành tốt nhiệm vụ

a) Viên chức, người lao động không giữ chức vụ quản lý: phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:

- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, bảo đảm tiến độ chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

- Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

- Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

- Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

b) Viên chức quản lý: ngoài các tiêu chí giống như viên chức, người lao động không giữ chức vụ quản lý phải đạt thêm các tiêu chí sau:

- Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện công việc;

- Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

- Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

7.3.  Mức hoàn thành nhiệm vụ

a) Viên chức, người lao động không giữ chức vụ quản lý: phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:

- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;

- Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;

- Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

- Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.

b) Viên chức quản lý: ngoài các tiêu chí giống như viên chức, người lao động không giữ chức vụ quản lý phải đạt thêm các tiêu chí sau:

- Nghiêm túc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;

- Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành từ 70% đến dưới 100% khối lượng công việc.

7.4. Mức không hoàn thành nhiệm vụ

a) Viên chức, người lao động không giữ chức vụ quản lý: có một trong các tiêu chí sau:

- Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

- Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu;

- Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ;

- Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật;

- Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị;

- Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của đơn vị;

- Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức phải xử lý kỷ luật.

b) Viên chức quản lý: có thêm các tiêu chí sau:

- Việc quản lý, điều hành thực hiện công việc hạn chế, không đạt hiệu quả, không đáp ứng yêu cầu công việc;

- Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật;

- Cơ quan, đơn vị được giao quản lý, điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc.

8. Xếp loại viên chức , người lao động

Căn cứ vào nội dung, tiêu chí phân loại đánh giá, viên chức, người lao động được xếp loại theo 4 mức sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Hoàn thành nhiệm vụ;

- Không hoàn thành nhiệm vụ.

9. Hồ sơ  đánh giá, phân loại viên chức, người lao động

Hồ sơ đánh giá viên chức, người lao động được tổng hợp theo phòng, khoa, bộ môn trực thuộc Trường gửi về Bộ phận Tổ chức cán bộ, phòng Hành chính - Tổ chức trước ngày 20/6/2016, gồm:

- Phiếu đánh giá viên chức, người lao động năm học 2015-2016: Mẫu 1 - áp dụng đối với viên chức (kể cả viên chức quản lý); Mẫu 2 - áp dụng đối với lao động hợp đồng.

- Biên bản họp của đơn vị;

- Bản tổng hợp kết quả xếp loại viên chức của đơn vị: Mẫu 3 (đồng thời gửi file mềm vào địa chỉ [email protected])

Đề nghị các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện việc đánh giá, phân loại viên chức năm học 2015-2016 theo đúng quy định tại hướng dẫn này./.